Tự đăng ký


Nadezhda
Vlasova

Đối cách của các danh từ: những trường hợp phức tạp

Trước khi kể về những trường hợp ngoại lệ, tôi muốn nhắc lại cho bạn các quy tắc.

Và như thế, đối cách - đó là cách chia thứ tư, các danh từ trong đối cách trả lời cho các câu hỏi "что?"-"cái gì?" (vô hồn) và "кого?"-"ai?" (có hồn).

Nào chúng ta hãy xem cách thay đổi đuôi của các danh từ trong đối cách.

Các danh từ vô hồn
Các danh từ có hồn
Что это? - Đây là gì
Что вы любите (покупаете)? - Bạn yêu thích gì (mua gì)
Кто это? -  Đây là ai?
Кого вы знаете (любите)? - Bạn biết những ai (yêu những ai)
Мужской род - Giống đực
Это сыр - Đây là pho mát.
Я люблю сыр - Tôi yêu thích pho mát.

Это чай.Я люблю чай - Đây là trà. Tôi yêu thích trà.

Женский род - Giống cái
Это капуста - Đây là bắp cả̀i.
Я покупаю капусту - Tôi yêu thích bắp cải.

Это кастрюля - Đây là cái xoong.
Я покупаю кастрюлю - Tôi mua cái xoong.

Средний род - Giống chung
Это море - Đây là biển.
Я люблю море - Tôi yêu biển.
Мужской род - Giống đực
Это сын - Đây là con trai.
Я люблю сына - Tôi yêu con trai.

Это учитель - Đây là giáo viên.
Я знаю учителя - Tôi biết về giáo viên.

Женский род - Giống cái
Это мама - Đây là mẹ.
Я люблю маму - Tôi yêu mẹ.

Это тётя - Đây là bà bác.
Я люблю тётю - Tôi yêu bác gái.


Đó là quy tắc này, tuy nhiên, trong bất kỳ quy tắc nào cũng có những ngoại lệ.

1. Danh từ giống cái kết thúc bằng -ь (площадь, вещь, мать, дочь)-(diện tích, đồ đạc, mẹ, con gái) không thay đổi trong đối cách. Что это? - Это площадь (Đây là cái gì?-Đây là quảng trường). Что вы видели в Москве? - Я видел (а) Красную площадь (Bạn nhìn thấy gì tại Matxcơva-Tôi đã thấy Quảng trường đỏ). Кто это? - Это моя мать (Đây là ai-Đây là mẹ tôi). Кого вы часто вспоминаете? - Мою мать (Bạn thường nhớ tới ai-Mẹ của tôi).

2. Одушевлённые существительные мужского рода на -а/-я (папа, дядя), которые обозначают человека, изменяются как существительные женского рода. Кто это? - Это мой дядя. Кого вы встретили вчера? - Моего дядю. 2. Các danh từ có hồn giống đực được kết thúc bằng -а/-я (папа, дядя)-(cha, bác), trong đó biểu hiện người, được biến đổi như danh từ giống cái. Кто это? - Это мой дядя (Đây là ai-Đây là ông bác tôi). Кого вы встретили вчера? - Моего дядю (Bạn đã gặp ai hôm qua-Ông bác của tôi).

3. Trong đối cách có thay đổi một số danh từ biểu thị đồ chơi. Đây là tên của những đồ chơi biểu hiện hình ảnh của con người (кукла) или животных (мишка)-(con búp bê) hoặc là động vật (con gấu). Что это? - Это кукла (мишка)-Đây là cái gì? - Đây là con búp bê (con gấu). Что взял ребёнок? - Ребёнок взял куклу (мишку)-Em bé lấy cái gì?-Em bé lấy con búp bê (con gấu). Xin bạn hãy lưu ý: chúng ta đặt câu hỏi "cái gì" chứ không phải là "ai đấy"!

4. Trong đối cách có thay đổi một số danh từ miêu tả người đã chết và những động thể không thuộc về thế giới có sự sống: покойник, вампир (người đã mất, ma cà rồng). Tại sao như vậy? Bởi vì , thứ nhất, họ mang hình ảnh của con người. Thứ hai, có thể giải thích các khái niệm của người xưa về cuộc sống và cái chết. Кто это? - Это вампир (Đây là ai-Đấy là ma cà rồng). Кого вы увидели в фильме? - Вампира (Bạn đã nhìn thấy ai trong phim?-Ma cà rồng)

NHƯNG MÀ! Từ "труп"-(xác chết)  và "зомби"-(thây ma) trong đối cách không hề thay đổi!

5. Những từ "con mực", "con cua" một số từ khác có thể được coi là có hồn hoặc như vô hồn. Nó phụ thuộc vào hoàn cảnh. Ví dụ, trong câu "Рыбаки поймали огромного краба" краб - "Các ngư dân bắt được một con cua khổng lồ" con cua - là động vật, danh từ có hồn, vì vậy trong đối cách cái đuôi của nó được thay đổi. Nhưng mà trong câu: "Я ем крабы" слово "крабы" - "Tôi ăn cua," từ "cua" nghĩa là thực phẩm  vô hồn có thể không bị thay đổi đuôi.


Bạn có thể tìm được các trường dạy tiếng Nga và giáo viên:


Bản dịch
Bản dịch (ru-vi)
Chỉ có những người sử dụng đã đăng ký mới có thể sử dụng chức năng này