Tự đăng ký


Lidia
Savvina

Những từ ngữ âu yếm, phỉnh nịnh

Một tính năng đặc trưng của tiếng Nga là sự hiện diện một số lượng lớn các từ âu yếm, nũng nịu. Những từ ngữ âu yếm, phỉnh nịnh của tiếng Nga thường được hình thành bằng cách sử dụng hậu tố đặc biệt. Như bạn chắc đã biết, hệ thống các hậu tố rất phát triển trong ngôn ngữ tiếng Nga, không như những ngôn ngữ khác. Với một loạt các hậu tố khác nhau chúng ta có thể bày tỏ cảm xúc và sự đánh giá. Với sự giúp đỡ của chúng chúng ta có thể truyền tải tình cảm, sự dịu dàng, sự ngưỡng mộ, âu yếm, khinh miệt, hận thù và tương tự. Nhưng trong bài viết này, chúng ta sẽ được giới thiệu chủ yếu về cách thức truyền tình cảm, sự dịu dàng và âu yếm.


Khi chúng ta nói chuyện với trẻ em hoặc với những người họ hàng gần gũi, chúng ta thường xuyên sử dụng các hình thức âu yếm, nũng nịu thay vì một từ trung tính «сын»-"con trai", chúng ta thích sử dụng «сынуля» hoặc «сыночек»-"con trai yêu quý", thay cho từ khô khan «дочь»-"con gái", chúng ta nói «доченька», «дочурка»-"con gái cưng", dành cho mẹ chúng ta nói «мамуля» hoặc «мамочка»-"Mẹ yêu quý", dành cho «бабушку»-"" nói là  bà «бабуля» hoặc «бабулечка»"bà kính yêu"
Sự truyền cảm lòng tốt, cái đẹp và tình cảm trong câu nói cũng rất cần thiết như thực hiện một việc tốt trong cuộc sống.

Hình thức âu yếm, nũng nịu được kết hợp với một hình thức làm nhỏ ý nghĩa, nghĩa là một từ hay một hình thức từ ngữ mà truyền đạt ý nghĩa sự đánh giá khách quan của các kích thước nhỏ, khối lượng, và tương tự. Tuy nhiên dạng làm nhỏ ý nghĩa có cả hình thức âu yếm như (кошечка, домик, ключик)-(con mèo, ngôi nhà, chiếc chìa khóa) và hình thức không âu yếm hoặc là hình thức miệt thị, xúc phạm (людишки, царьки, народишко)-(người nhỏ bé, vua chúa, dân tộc), nhưng trong bài viết này, chúng ta chỉ đề cập tới hình thức âu yếm của từ.

Sự hình thành hình thức âu yếm với sự giúp đỡ của các hậu tố được sử dụng để đánh giá khách quan dùng chủ yếu trong hội thoại, trong câu nói biểu cảm khoe màu. Hình thức âu yếm, như chúng tôi đã đề cập như trên, thường được sử dụng cho việc truyền tải sự thân mật trong quan hệ, đặc biệt là khi đối xử với trẻ nhỏ.

Vì vậy, đâu là các hậu tố âu yếm mà giúp đỡ chúng ta một cách lịch sự và nhẹ nhàng để áp dụng đối với những người khác hoặc để mô tả một cái gì đó hoặc ai đó.

Hậu tố -ек
Nó được sử dụng, khi thay đổi các từ theo cách, nguyên âm của nó sẽ biến mất.
Thí dụ: орешек – орешка (từ kiểm tra). Trong từ kiểm tra, chúng ta thấy nguyên âm chữ e rời khỏi nó.
Сыночек – сыночка(từ kiểm tra). Một lần nữa chúng ta thấy rơi rụng nguyên âm chữ e trong từ kiểm tra.
Các ví dụ khác: кусочек – кусочка, веночек – веночка, человечек – человечка, цветочек – цветочка-(một miếng, vòng hoa, con người, bông hoa).


Hậu tố ик
Nó được sử dụng khi thay đổi từ theo cách, nguyên âm của nó cũng rơi rụng mất.
Thí dụ: столик – столика-các bàn (từ kiểm tra), бегемотик – бегемотика, нолик – нолика, обормотик – обормотика, солдатик – солдатика, домик - домика (con tê giác, số không, kẻ ngốc, người lính, ngôi nhà).

Những hậu tố -ечк, -еньк
Những hậu tố này được sử dụng sau phụ âm mềm và sau những phụ âm xuýt và cả sau nguyên âm.
Thí dụ: чашечка, доченька, рученька, маечка, заечка, новенький, книжечка (cái chén, con gái cưng, con suối, áo may ô, con thỏ, mới cứng, quyển sách).
Những hậu tố này thường được sử dụng để tạo thành một hình thức âu yếm cho tên cá nhân.
Thí dụ: Юлечка, Танечка, Сенечка, Олечка, Сашечка, Сонечка.

Những hậu tố -очк, -оньк
Những hậu tố này được sử dụng cho tất cả các trường hợp khác.
Thí dụ: сказочка, глазоньки, тетрадочка, парочка, яблонька (câu chuyện cổ tích, đôi mắt, quyển vở, cặp uyên ương, quả táo).
Những hậu tố này cũng được sử dụng để tạo thành một hình thức âu yếm cho tên cá nhân.
Thí dụ: Димочка, Ромочка, Тимочка.

Hậu tố -ул
Những hậu tố này thường được sử dụng để hình thành dạng âu yếm từ tên cá nhân và tên quan hệ họ hàng.
Thí dụ: лапатуля, Димуля, сынуля, мамуля, бабуля, дедуля, Машуля, Сашуля.

Cần phải nhớ và xin bạn hãy chú ý rằng các hậu tố hìng thức âu yếm không bao giờ gcó trọng âm. Họ luôn luôn không có trọng âm.
Thí dụр: глАзоньки, дОмик, стОлик, чАшечка. Chứ cái hoa trong thí dụ cho thấy trọng âm của nghuyên âm.

Как мы заметили, уменьшительно-ласкательные слова часто используются в речи русского языка. Это помогает выразить нам нашу доброту, заботу, любовь и ласку к окружающему миру и людям. Практически от любого слова в русском языке можно образовать уменьшительно-ласкательную форму при помощи нужного суффикса.

Như chúng ta đã thấy, hình thức âu yếm thường được sử dụng trong các câu nói của tiếng Nga. Nó giúp chúng ta bày tỏ lòng tốt của chúng ta, sự chăm sóc, tình yêu và tình cảm đối với thế giới bên ngoài và con người. Hầu như tất cả các từ trong tiếng Nga đều có thể được hình thành dưới hình thức âu yếm bằng cách sử dụng những hậu tố cần thiết.
     

 


Bạn có thể tìm được các trường dạy tiếng Nga và giáo viên:


Bản dịch
Bản dịch (ru-vi)
Chỉ có những người sử dụng đã đăng ký mới có thể sử dụng chức năng này