You can change this website language: English

Tự đăng ký


Lidia
Savvina

Mức độ thông thạo tiếng Nga như một ngoại ngữ và các bài kiểm tra nhanh của chúng

Mức độ thông thạo tiếng Nga như một ngoại ngữ và các bài kiểm tra nhanh của chúng. Đôi khi chúng ta nói rằng ai đó rất giỏi tiếng hoặc biết tiếng rất tồi. Điều này có nghĩa là gì và chúng ta có ý gì khi nói những lời này? Có thể hệ thống hóa các phương cách để sử dụng ngôn ngữ? Hơn 40 năm trước đây, các chuyên gia những nước châu Âu đã bắt đầu công việc để phát triển tạo ra một phương pháp tiêu chuẩn cho việc học bất kỳ ngoại ngữ nào và chứng nhận kỹ năng mà học sinh đã tiếp thu được. [1]

Nhiệm vụ chính - là để xác định những kỹ năng mà học sinh tiếp thu được, chứ không phải là những chương trình và các phương pháp giảng dạy ngoại ngữ. Để đánh giá những kiến thức về ngôn ngữ và kỹ năng hiện tại, đã được đề xuất một phương pháp đơn giản - là chia những người học ngôn ngữ tùy thuộc vào mức độ đào tạo của họ thành ba nhóm (mức độ): người biết tiếng cơ bản (A), người biết tiếng độc lập (B), người biết tiếng kinh nghiệm (C). Cứ mỗi nhóm được chia thành hai nhóm phụ (1 và 2), và như thế mức độ thành thạo ngôn ngữ được tăng lên theo thước đo từ mức A1 đến C2.


Để có được khả năng phân biệt và xác định các mức độ thông thạo kỹ năng ngôn ngữ đã được tạo ra thước đo mức độ hiểu biết (năng lực) cho mỗi cấp độ, mà có thể được chia thành các kỹ năng hiểu nói và viết, các kỹ năng nói trong hình thức đối thoại và độc thoại, các kỹ năng giải thích bằng văn bản. Tài liệu của Hội đồng châu Âu mang tên "Khuôn khổ thông thạo ngoại ngữ chung của khối Châu Âu: Học tập, giảng dạy, đánh giá» ("Common European Framework of Reference: Learning, Teaching, Assessment"), mà trong đó có đưa ra phương pháp mô tả như ở trên, viết tắt là CEFR, còn tổ chức mà tạo ra nó được gọi là ALTE [2].

Từ năm 2001, Hội đồng Châu Âu đã đề xuất sử dụng CEFR cho việc thành lập hệ thống quốc gia để đánh giá năng lực thạo ngôn ngữ. Các hệ thống kiểm tra nhanh ở nhiều quốc gia được sử dụng trước đây và đang được phát triển bây giờ, đã sử dụng thước đo A1-C2 CEFR như là một bộ khung đánh giá (hãy xem., thí dụ, tương ứng với các cấp độ IELTS [3] hoặc HSK [4]).


Trong năm 2014, Bộ Giáo dục và Khoa học Liên bang Nga đã phê duyệt lệnh phù hợp với CEFR (xem bảng dưới đây) những mức độ thông thạo tiếng Nga như một ngoại ngữ yêu cầu đối với nó (xem Phụ lục kèm theo [5]).

 

Mức độ thông thạo tiếng Nga Tên viết tắt của các bài kiểm tra nhanh
Hệ thống các cấp độ của Châu Âu (CERF) Khối lượng từ vựng năng động Khối lượng từ vựng thụ động Thời hạn giấy chứng chỉ  
Sơ cấp ТЭУ    А1    780  -    5 năm  
Cơ bản cho người lao động nhập cư  ТБУм    А1 850    -    5 năm  
Cơ bản ТБУ A2 1300 - vô thời hạn
Cấp một ТРКИ-I B1 2300 - vô thời hạn
Cấp hai ТРКИ-II B2 6000 10000 vô thời hạn
Cấp ba ТРКИ-III C1 7000 12000 vô thời hạn
Cấp bốn ТРКИ-IV C2 8000 20000 vô thời hạn

 


Cũng đã được phê duyệt cả mẫu giấy chứng chỉ về việc thông qua kiểm tra nhanh quốc gia cho môn tiếng Nga như là một ngoại ngữ, thủ tục cấp giấy chứng chỉ về việc thông qua kiểm tra nhanh quốc gia cho môn tiếng Nga như là một ngoại ngữ [6] (xem hình 1). Đối với các mức ТЭУ và ТБУМ giấy chứng chỉ được giới hạn đến 5 năm. Đối với các cấp độ khác, giấy chứng chỉ được áp dụng vô thời hạn.

 

Hình 1. Mẫu giấy chứng chỉ về việc thông qua kiểm tra nhanh quốc gia cho môn tiếng Nga.

Một sự đổi mới quan trọng là sự hiện diện của mức độ cơ bản dành cho người lao động di cư (viết tắt tên của kiểm tra nhanh là ТБУМ), tương ứng với mức độ A1 CEFR. Điều này do thực tế là ngày 1 tháng 1 năm 2015 đã đưa ra kiểm tra bắt buộc tiếng Nga cho người nước ngoài có nhu cầu làm giấy phép kinh doanh, giấy phép tạm trú, thẻ cư trú. Yêu cầu này được thiết lập bởi Luật liên bang từ ngày 20 tháng 4 năm 2014  74-ФЗ "Về sửa đổi Luật Liên bang "Về tình trạng pháp lý của các công dân nước ngoài tại Liên bang Nga" [7].

Chúng tôi xin chúc tất cả những ai đang chuẩn bị cho kiểm tra nhanh môn tiếng Nga  như là một ngoại ngữ, thành công trong việc thông qua các bài kiểm tra và sẽ nhận được giấy chứng chỉ mới!

  1. http://www.coe.int/t/dg4/linguistic/Source/Framework_EN.pdf
  2. https://en.wikipedia.org/wiki/Association_of_Language_Testers_in_Europe
  3. https://en.wikipedia.org/wiki/IELTS#mediaviewer/File:IELTSandEnglish_Tests_Compare.png
  4. https://en.wikipedia.org/wiki/Hanyu_Shuiping_Kaoshi
  5. Приказ об утверждении уровней владения русским языком
  6. Приказ об утверждении формы,порядка выдачи сертификата
  7. О правовом положении иностранных граждан в Российской Федерации

Bạn có thể tìm được các trường dạy tiếng Nga và giáo viên:


Bản dịch
Bản dịch (ru-vi)
Chỉ có những người sử dụng đã đăng ký mới có thể sử dụng chức năng này